Cơ thể bạn sẽ thế nào nếu không được ngủ đúng cách ?

 

Mất ngủ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi bị mất ngủ kéo dài, sức khỏe và cuộc sống của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, cần sớm xác định nguyên nhân mất ngủ để có hướng điều trị phù hợp.  Dưới đây là 9 dấu hiệu cảnh báo của cơ thể khi bạn đang ở trong tình trạng mất ngủ.

 

Ảnh minh họa: Giấc ngủ ảnh hưởng đến các vấn đề cân nặng

 

1. Liên tục tăng cân.

 

Chuyện tưởng như đùa nhưng giấc ngủ kém có liên quan mật thiết với việc tăng cân của bạn. Những người ngủ ít có xu hướng dễ tăng cân hơn so với những người ngủ đủ giấc. Trên thực tế, thời gian ngủ ngắn là một trong những yếu tố gây nguy cơ gây béo phì cao nhất.

 

Chất lượng giấc ngủ không đảm bảo, ngủ ít khiến phụ nữ trong nhóm thiếu ngủ có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn so với những người ngủ đủ. 44% những người ngủ ít bị béo phì so với người có giấc ngủ tốt, tỷ lệ này là 23%.

 

Ảnh hưởng của giấc ngủ đối với việc tăng cân được cho là do nhiều yếu tố trung gian, bao gồm cả hormone và động lực tập thể dục. Nên nếu bạn đang cố gắng giảm cân thì việc ngủ đủ giấc là vô cùng quan trọng.

 

2. Bạn có xu hướng ăn nhiều hơn.

 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thiếu ngủ sẽ có cảm giác thèm ăn nhiều hơn và có xu hướng ăn nhiều hơn. Thiếu ngủ làm gián đoạn sự dao động hàng ngày của hormone thèm ăn và đây được cho là nguyên nhân dẫn đến việc điều chỉnh cảm giác thèm ăn kém đi. Điều này bao gồm mức độ của ghrelin, hormone kích thích sự thèm ăn cao hơn và mức độ leptin, hormone ngăn chặn sự thèm ăn giảm.

 

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng những người thiếu ngủ có xu hướng tiêu thụ ít chất béo và protein hơn trong khi lượng carbohydrate của họ vẫn được tiêu thụ chậm.

 

Thời lượng ngủ đã được chứng minh là ảnh hưởng đến sự thèm ăn và lượng calo, tuy nhiên chất lượng giấc ngủ cũng rất quan trọng. Những người ngủ kém, đặc biệt là phụ nữ, có nhiều khả năng “yêu thích” một chế độ ăn uống kém lành mạnh hơn, điều này khiến họ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và béo phì cao hơn.

 

3. Khó tập trung và hiệu suất làm việc giảm.

 

Giấc ngủ ngon rất quan trọng đối với chức năng của não, bao gồm nhận thức, sự tập trung, năng suất và hoạt động não bộ. Tất cả những điều này đều bị ảnh hưởng tiêu cực khi bạn thiếu một chế độ ngủ tốt.

 

Một nghiên cứu về các bác sĩ thực tập là một ví dụ điển hình. Các thực tập sinh theo lịch trình truyền thống với hơn 24 giờ làm việc mắc nhiều lỗi y tế nghiêm trọng hơn 36% so với các thực tập sinh được ngủ đủ.

 

Một khảo sát khác cho thấy rằng giấc ngủ ngắn cũng có thể tác động tiêu cực đến một số khía cạnh của chức năng não ở mức độ tương tự như uống rượu say. Mặt khác, giấc ngủ ngon đã được chứng minh là sẽ cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề và tăng cường hiệu suất ghi nhớ ở cả trẻ em và người lớn.

 

Ảnh minh họa: Thiếu ngủ khiến năng xuất hoạt động của bạn kém đi

 

4. Trầm cảm khó chịu và cáu kỉnh.

 

Các vấn đề về sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm, có liên quan chặt chẽ đến chất lượng giấc ngủ và rối loạn giấc ngủ. Người ta ước tính rằng 90% những người bị trầm cảm phàn nàn về chất lượng giấc ngủ.

 

Giấc ngủ kém thậm chí có liên quan đến việc tăng nguy cơ tử vong do tự tử. Những người bị rối loạn giấc ngủ như mất ngủ hoặc ngưng thở khi ngủ có tỷ lệ trầm cảm cao hơn đáng kể so với những người không bị mất ngủ.

    Tìm hiểu thêm: THẾ NÀO LÀ MỘT GIẤC NGỦ CHẤT LƯỢNG ?

 

5. Phản ứng vận động chậm và vụng về hơn.

 

Giấc ngủ đã được chứng minh là giúp nâng cao thành tích trong thể thao. Trong một bài kiểm tra ở các cầu thủ bóng rổ, đã được chứng minh rằng những vận động viên có giấc ngủ dài, ổn định hơn có sự cải thiện tốc độ đáng kể, độ chính xác, thời gian phản ứng và sức khỏe tinh thần đều tốt hơn.

 

Thời gian ngủ ít hơn cũng liên quan đến hiệu suất tập thể dục kém dần và những hạn chế về chức năng hoạt động ở phụ nữ lớn tuổi. Một nghiên cứu trên 2.800 phụ nữ cho thấy giấc ngủ kém có liên quan đến việc đi bộ chậm hơn, sức cầm nắm kém hơn và khó thực hiện các hoạt động độc lập hơn.

 

6. Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

 

Trong một thí nghiệm ở những người đàn ông trẻ khỏe mạnh, việc hạn chế ngủ 4 giờ mỗi đêm trong 6 đêm liên tiếp gây ra các triệu chứng tiền tiểu đường. Những triệu chứng này được giải quyết sau một tuần tăng thời gian ngủ.

 

Thói quen ngủ kém cũng liên quan chặt chẽ đến tác động tiêu cực đến lượng đường trong máu của dân số nói chung. Những người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm lặp đi lặp lại được chứng minh là có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn.

 

Ảnh minh họa: Nguy cơ cao mắc các loại bệnh về đường huyết

 

7. Nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ cao hơn.

 

Chất lượng và thời lượng của giấc ngủ có thể ảnh hưởng lớn đến nhiều yếu tố nguy cơ sức khỏe. Đây là những yếu tố được cho là dẫn đến các bệnh mãn tính, trong đó có bệnh tim.

 

Một đánh giá dựa trên 15 nghiên cứu cho thấy những người ngủ không đủ giấc có nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ cao hơn nhiều so với những người ngủ 7-8 tiếng mỗi đêm.

    Tìm hiểu thêm: BỆNH ĐỘT QUỴ LÀ GÌ ? NGUYÊN NHÂN - TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

 

8. Vết thương trên da khó lành và da cũng dễ lão hóa hơn.

 

Chất lượng giấc ngủ quan trọng cho sự phát triển của hệ thống miễn dịch, điều chỉnh sinh lí cơ thể, đồng thời có ảnh hưởng đến vẻ ngoài của bạn. Các nhà khoa học đã tìm thấy sự khác biệt qua các thí nghiệm thống kê như ngủ ít, thiếu ngủ đi cùng với sự gia tăng các dấu hiệu lão hóa da như sự xuất hiện các nếp nhăn, sắc tố da không đồng đều, làn da trở nên kém sắc, giảm độ đàn hồi.

 

Giấc ngủ cũng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chứng viêm. Trên thực tế, mất ngủ được biết là nguyên nhân gây ra các dấu hiệu viêm nhiễm và tổn thương tế bào không mong muốn. Những người ngủ đủ, chất lượng giấc ngủ tốt có khả năng phục hồi tổn thương trên da nhanh hơn 30%.

 

Ảnh minh họa: Làn da của bạn cần một giấc ngủ ngon

 

9. Giấc ngủ ngon cải thiện chức năng miễn dịch của bạn.

 

Mất ngủ một chút cũng có thể làm suy giảm chức năng miễn dịch. Một nghiên cứu lớn kéo dài hai tuần đã theo dõi sự phát triển của bệnh cảm lạnh thông thường sau khi cho mọi người thuốc nhỏ mũi chứa vi rút cảm lạnh.

 

Họ phát hiện ra rằng những người ngủ ít hơn 7 tiếng có nguy cơ bị cảm lạnh cao gần gấp 3 lần so với những người ngủ từ 8 tiếng trở lên. Nếu bạn thường xuyên bị cảm lạnh, việc đảm bảo ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm có thể rất hữu ích.

 

Hy vọng với những thông tin  Nikenko đã cung cấp trên đây, sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về chứng thiếu ngủ, đặc biệt là tác hại của thiếu ngủ đối với sức khỏe và tinh thần để có cách thay đổi thói quen sinh hoạt cho phù hợp.