Thế nào là một giấc ngủ chất lượng?

Ai cũng biết một giấc ngủ ngon đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể của chúng ta. Rèn luyện được một chế độ ngủ lành mạnh có thể giúp bạn cải thiện tâm trạng, khả năng học tập, trí nhớ và sự sáng tạo. 

 

Ngược lại nếu bạn không có được giấc ngủ lành mạnh, bạn có thể cảm thấy chậm chạp, uể oải, chán nản và thiếu năng lượng. Trong một vài trường hợp, giấc ngủ kém và các tác dụng phụ của nó tích lũy dần dần, vì vậy bạn có thể quen với chúng mà không nhận ra tác động của chúng đối với sức khỏe và cuộc sống của mình.

 

Giấc ngủ lành mạnh không chỉ đòi hỏi phải ngủ đủ một số giờ nhất định trong ngày, mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Lùi lại một bước cùng Nikenko xem xét thói quen ngủ hàng đêm của bản thân và tìm hiểu thêm về các yếu tố giúp bạn tạo nên một giấc ngủ lành mạnh nhé.

 

Thời gian ngủ

Ngủ đủ giấc là yếu tố quan trọng của một chế độ ngủ ngon. Các chuyên gia khuyến cáo rằng hầu hết người trưởng thành nên ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm và 7 đến 8 tiếng đối với người trên 65 tuổi. 

 

 

Ảnh minh họa:Thời lượng giấc ngủ cần theo độ tuổi

 

Những lời khuyên này có thể hữu ích khi bạn bắt đầu muốn xây dựng chế độ giấc ngủ lành mạnh đối với mình, nhưng hãy nhớ rằng nhu cầu về giấc ngủ của mỗi người là khác nhau. Tùy thuộc vào các yếu tố chẳng hạn như cấu trúc di truyền, lịch trình hàng ngày và mức độ hoạt động của bạn, bạn có thể cần ngủ nhiều hoặc ít hơn so với mức khuyết cáo thông thường.

 

Ngủ liên tục

Giấc ngủ ngon là một giấc ngủ duy trì được nhịp điệu liên tục. Ngủ thẳng giấc suốt đêm với ít sự gián đoạn nhất, sẽ giúp việc phục hồi cơ thể tốt hơn so với một giấc ngủ bị gián đoạn thường xuyên.  Ví dụ những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ phải trải qua những cơn thức giấc ngắn, dù thời lượng giấc ngủ đối với những cá nhân này thường có vẻ bình thường nhưng vì họ bị gián đoạn giấc ngủ nên họ cũng phải chịu những ảnh hưởng từ việc thiếu ngủ.

Thêm bằng chứng cho thấy rằng việc ngủ liên tục đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động của não và cơ thể chúng ta. Một nghiên cứu cho thấy những người tham gia có giấc ngủ liên tục, ít bị gián đoạn sẽ hoạt động tốt các nhiệm vụ nhận thức vào ngày hôm sau hơn - một kết quả cho thấy chất lượng giấc ngủ không phụ thuộc vào tổng thời gian ngủ.

 

Thời điểm ngủ

Thời điểm ngủ của bạn trong khoảng thời gian 24 giờ cũng rất quan trọng. Nhịp giờ sinh học liên quan đến sự tích hợp giữa đồng hồ bên trong cơ thể bạn và tín hiệu từ môi trường. Ánh sáng là bộ điều chỉnh quan trọng có mục đích kích hoạt các quá trình sinh học khiến não bộ chúng ta cảm thấy tỉnh táo. Ngược lại khi bắt đầu tiếp xúc với ánh sáng mờ hoặc bóng tối những thay đổi hóa học sẽ thúc đẩy giấc ngủ. Khi thời gian ngủ không phù hợp với nhịp sinh học, như trường hợp của nhiều người làm việc theo ca hoặc những người bị say máy bay, thì việc đi vào giấc ngủ, duy trì giấc ngủ và ngủ đủ giấc sẽ khó khăn hơn .

Ngoài ra, việc duy trì giờ đi ngủ đều đặn có liên quan đến giảm rủi ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như béo phì và tiểu đường.

 

 

Ảnh minh họa: Chế độ ngủ hợp lý

 

Giấc ngủ của bạn có đủ khỏe mạnh không?

Ngoài việc đánh giá trải nghiệm giấc ngủ của bạn về thời lượng, tính liên tục và thời gian hàng đêm. Còn có rất nhiều đặc điểm nhận dạng giúp bạn nhận biết bản thân đã thiết lập được một mô hình giấc ngủ lành mạnh hay chưa. Dưới đây là một số dấu hiệu đó vào ban ngày:

 

  • Thức dậy cảm thấy sảng khoái vào buổi sáng
  • Có nhiều năng lượng trong ngày.
  • Tâm trạng tốt.
  • Cảm thấy đầu óc minh mẫn.
  • Vẫn ngủ theo đồng hồ sinh học kể cả vào những ngày nghỉ.

 

Mặt khác, một chế độ ngủ không lành mạnh cũng đi kèm với các dấu hiệu đặc trưng. Nếu bạn bị mất ngủ kinh niên hoặc nếu chất lượng giấc ngủ của bạn kém mỗi đêm, bạn có thể xuất hiện một số triệu chứng nhất định như:

 

  • Gặp khó khăn khi thức dậy vào buổi sáng.
  • Khó khăn để tập trung học tập hay làm việc.
  • Tâm trạng khó chịu, trầm cảm hoặc lo lắng.
  • Cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày hoặc cần lên lịch ngủ trưa.
  • Ngủ lâu hơn hoặc muộn hơn vào những ngày không có lịch trình.

Nếu có một hoặc những dấu hiệu như trên, hãy bắt đầu bằng cách kiểm tra thói quen sinh hoạt và sắp xếp dọn dẹp các yếu tố cản trở giấc ngủ của bạn. Cố gắng thay đổi môi trường, điều chỉnh các hoạt động hàng ngày và thiết lập thói quen đi ngủ khoa học hơn. Đối với các trường hợp nghiêm trọng hơn, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe của bạn.

 

Xem thêm: VIÊN UỐNG HỖ TRỢ NGỦ NGON MAMORI GLYCINE L-THEANINE

Nguồn tham khảo: sleepfoundation.org