Một số yếu tố nguy cơ như bệnh mạch vành, cholesterol cao, huyết áp cao và béo phì là một torg những yếu tố lớn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nhưng có vẻ chúng ta đánh giá thấp tác động mà căng thẳng có thể gây ra đối với cơ thể nhất là bệnh tim ở nữ giới, căng thẳng cũng có thể làm đau tim.
Bệnh tim ở nữ giới chỉ xuất hiện ở phụ nữ lớn tuổi?
Bệnh tim xuất hiện cả nam giới và nữ giới, tuy nhiên những nguyên nhân và ảnh hưởng của chúng đối với 2 giới là khác nhau. Đối với nữ giới, họ dễ bị tổn thương do cảm xúc và có một mối liên hệ lớn giữa mức độ căng thẳng và bệnh tim. Theo khảo sát "Stress in America" của Hiệp hội tâm lý Hoa Kỳ, phụ nữ có đánh giá mức độ căng thẳng trung bình cao hơn nam giới. Và theo tuyên bố khoa học của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) thì nguy cơ đau tim của phụ nữ khi tiếp xúc với các tác nhân gây căng thẳng là cao hơn. Ngoài ra phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nhất là ở người trên 65 tuổi và người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim sớm.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở nữ giới.
1. Bệnh tiểu đường: Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bệnh tim cao hơn nam giới
2. Căng thẳng tinh thần và trầm cảm: Phụ nữ dễ bị ảnh hưởng bởi căng thẳng và trầm cảm nhiều hơn. Điều này có thể gây khó khăn cho việc duy trì lối sống lành mạnh. Điều này khiến họ có nguy cơ mắc bệnh tim nhiều hơn
3. Hút thuốc: Ở phụ nữ, nguy cơ mắc bệnh tim nhiều hơn nam giới kể cả khi họ hút thuốc thụ động.
4. Ít hoạt động: Thiếu hoạt động thế chất là một trong những yếu tố gây ra bệnh tim. Một số nghiên cứu đã chỉ ra phụ nữ ít hoạt động hơn nam giới.
5. Uống rượu: Bất kỳ loại rượu nào cũng có thể gây hại cho sức khỏe nếu bạn không biết cách sử dụng chừng mực, kể cả loại rượu tốt cho tim mạch như rượu vang đỏ.
6. Thời kỳ mãn kinh: Nồng độ estrogen suy giảm sau mãn kinh có thể gây nhiều nguy cơ cho việc phát triển tim mạch và bệnh vi mạch vành.
7. Hội chứng “trái tim tan vỡ”: Hội chứng trái tim tan vỡ (broken heart syndrome) thường xảy ra do các tình hướng căng thẳng gây suy cơ tim nghiêm trọng nhưng thường là tạm thời, nó phổ biến hơn ở phụ nữ sau mãn kinh. Tình trạng này cũng có thể được gọi là bệnh cơ tim takot subo, hội chứng bóng đỉnh hoặc bệnh cơ tim căng thẳng.
8. Các biến chứng khi mang thai: Huyết áp cao và tiểu đường thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này trong tương lai và tăng nguy cơ bệnh tim của người mẹ.
9. Các bệnh viêm nhiễm: Các bệnh viêm khớp thấp hoặc các bệnh tương tự khác cũng có nguy cơ bệnh tim cao hơn.
Căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở nữ giới
Mặc dù căng thẳng không trực tiếp gây ra cơn đau tim nhưng nó có tác động lớn đến sức khỏe tim mạch của bạn. Theo những nghiên cứu gần đây cho thấy căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet đã được quan tâm và đưa tin rộng rãi, rằng căng thẳng liên tục có liên quan đến mức độ hoạt động cao hơn ở một số khu vực của não (liên quan đến việc xử lý cảm xúc) và làm tăng khả năng phát triển bệnh tim và tuần hoàn.
Dựa trên 293 người tham gia nghiên cứu, người ta thấy rằng khi căng thẳng hạch hạnh nhân, khu vực giải quyết căng thẳng ở não sẽ truyền tính hiệu đến tủy xương để sản xuất thêm các tế bào bạch cầu. Điều này khiến cho các động mạch bị viêm, từ đó có liên quan đến các cơn đau tim, đau thắt ngực và đột quỵ. Đây được xem la là một yếu tố nguy cơ quan trọng như hút thuốc và huyết áp cao.
Các triệu chứng bệnh tim ở phụ nữ
Cảm giác đau ngực là một triệu chứng chung được ghi nhận trong cơn đau tim ở cả nam và nữ giới. Tuy nhiên phụ nữ có nhiều khả năng xuất hiện các triệu chứng đau tim khác với nam giới, ở một số người đau tim cũng không biểu hiện qua đau ngực. Việc căng thẳng tinh thần thường có thể gây ra các triệu chứng này bao gồm:
• Khó chịu ở cổ, hàm, vai, lưng hoặc bụng
• Khó thở, lo lắng, hồi hộp, đánh trống ngực
• Đau ở một hoặc hai cánh tay
• Buồn nôn hoặc nôn
• Đổ mồ hôi
• Chóng mặt, hoa mắt hoặc choáng váng
• Mệt mỏi bất thường
Giải quyết căng thẳng có thể giúp giảm nguy cơ đau tim ở nữ giới
Cuộc sống hàng ngày luôn có rất nhiều căng thẳng, chúng có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau. Việc căng thẳng thông thường có thể giúp bạn thúc đẩy tiến độ công việc và hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn. Tuy nhiên căng thẳng tồi tệ, stress cường độ cao có ảnh hưởng nhiều đển sức khỏe của bạn. Việc căng thẳng có hại có nguy cơ làm giảm tuổi thọ và đẩy nhanh quá trình lão hóa của bạn. Do đó nếu cảm thấy quá tải và không kiểm soát được căng thẳng của mình, hãy gặp bác sĩ của bạn để được tư vấn. Ngoài ra bạn cũng có thể tự điều chỉnh căng thẳng bằng những phương pháp sau:
Làm dịu tinh thần: hạn chế căng thẳng và các vấn đề liên quan đến tim bằng cách thực hiện một vài thay đổi lối sống và kiên trì theo thời gian. Thiền và yoga có thể giúp giảm stress, cải thiện tinh thần cùng thể thất của bạn. Hít thở sâu cũng giúp bạn trở nên bình tĩnh, giảm căng thẳng nhịp tim, ổn định huyết áp.
Hoạt động thư giãn: Tập thể dục nhẹ hoặc nghe nhạc có thể giúp bạn thư giãn tốt hơn và chống lại tác hại của căng thẳng. Đối với sức khỏe tim mạch, nên tập ít nhất 30- 40 phút, và từ 4 đến 5 ngày/ tuần. Tập thể dục có thể giúp bạn giảm căng thẳng, kiểm soát cân nặng, cải thiện cholesterol và giảm huyết áp.
Tham gia các hoạt động xã hội: nghiên cứu cho thấy các hoạt động xã hội cũng bạn bè, gia đình, người thân, người có thể nói chuyện và tin tưởng, cùng sở thích hoặc thuộc các tổ chức, tôn giáo có thể làm giảm mức độ căng thẳng và nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở nữ giới. Chủ động kết nối và liên hệ với họ có thể giúp bạn trút bỏ gánh nặng tâm lý, giảm stress và trầm cảm. Những mối quan hệ này cũng giúp bản chăm sóc bản thân tốt hơn, giảm khả năng tham gia các hành vi không lành mạnh như ăn nhiều chất béo, hút thuốc hoặc uống nhiều rượu.