Nattokinase, phương pháp phòng tránh đột quỵ não an toàn cho người cao tuổi

Phương pháp phòng tránh đột quỵ não an toàn cho người cao tuổi

Ảnh minh họa: Nattokinase là enzyme giúp phòng tránh đột quỵ não an toàn

Theo thống kê, đột quỵ là nguyên nhân gây tàn tật và tử vong thứ 3 trên thế giới. Đột quỵ đã và đang trở thành mối đe dọa lớn đối với sức khỏe mọi người, nhất là ở nhóm người cao tuổi. Vậy làm thế nào để phòng tránh đột quỵ não và các biến chứng của nó? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ câu trả lời.

Đột quỵ não do đâu? Tại sao người cao tuổi dễ bị đột quỵ não?

Đột quỵ não thực chất là những vấn đề xảy ra với các mạch máu của não, dẫn đến các tế bào não thiếu hụt oxy và dinh dưỡng mà chết đi. Trong thời gian ngắn, tùy vào số lượng tế bào não đã chết mà người đột quỵ não có thể bị tàn tật như liệt chi, liệt nửa người, mất chức năng ngôn ngữ hoặc hậu nghiêm trọng nhất là tử vong.
Báo cáo lâm sàng cho thấy hầu hết 85% bệnh nhân đột quỵ ở thời điểm khởi phát là trên 50 tuổi. Cùng với sự gia tăng của tuổi tác, tỷ lệ mắc bệnh đột quỵ ngày càng cao. Điều này liên quan đến một số yếu tố như:

1. Bệnh xơ cứng động mạch ở người cao tuổi

Trong quá trình lão hóa, do sự tương tác sinh lý hoặc tăng mỡ máu khiến việc xơ cứng động mạch xảy ra gần như phổ biến ở người cao tuổi. Nhìn chung, người càng lớn tuổi thì mức độ xơ vữa càng có xu hướng càng nặng.

2. Người cao tuổi dễ bị tăng huyết áp, đái tháo đường

Người cao tuổi dễ mắc các bệnh liên quan về tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường. Đây là nhóm đối tượng rất dễ bị đột quỵ do biến chứng của bệnh lý nền.

3. Tác động của các yếu tố kiểm soát được

Mặc dù cơ sở bệnh lý làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người cao tuổi nhưng không phải ai cũng bị đột quỵ. Một số người có thói quen sinh hoạt không lành mạnh như sử dụng nhiều thuốc lá, rượu bia, làm việc quá sức, thức khuya, lười vận động… có nguy cơ đột quỵ cao hơn những người bình thường.

Nattokinase làm tan cục huyết khối giúp phòng ngừa đột quỵ

Ảnh minh họa: Nattokinase làm tan cục huyết khối, giúp phòng ngừa đột quỵ não

Nattokinase phòng tránh đột quỵ an toàn cho người cao tuổi như thế nào?

Hơn 80% các ca đột quỵ nhồi máu não là do cục máu đông (huyết khối). Vì vậy để phòng tránh đột quỵ người ta thường sử dụng thuốc làm tan huyết khối để loại bỏ chúng. Thế nhưng những loại thuốc kê đơn thường có giá thành rất đắt, nhiều phản ứng phụ và rủi ro cao. Chính vì điều này mà khi sử dụng chúng yêu cầu phải có sự giám sát chặt chẽ trong từng giai đoạn của bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành.

Enzyme Nattokinase Nhật Bản ra đời chính là bước ngoặc lớn trong công cuộc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ não do huyết khối. Các nhà khoa học chiết xuất nattokinase từ đậu nành lên men Natto. Với tác dụng làm tan huyết khối rất mạnh và nhanh chóng nhưng enzyme nattokinase không gây tác dụng phụ như các loại thuốc làm tan huyết khối thông thường. Các nhà khoa học Nhật Bản cũng thực hiện thí nghiệm so sánh giữa nattokinase và thuốc làm tan huyết khối (dạng kê đơn) với cục huyết khối như nhau. Kết quả cho thấy enzyme nattokinase có tác dụng làm tan cục huyết khối nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nattokinase làm tan cục huyết khối hoàn toàn mất 3 giờ, trong khi cùng lượng đó các thuốc làm tan huyết khối phải mất 8-12h.

Kiểm soát cân nặng giúp giảm nguy cơ đột quỵ não

Ảnh minh họa: Kiểm soát cân nặng và chế độ ăn có thể góp phần phòng tránh đột quỵ

Vì sao nattokinase có thể phòng tránh đột quỵ não hiệu quả và nhanh chóng?

Thứ nhất, bản thân nattokinase có chức năng tương tự như plasmin, có thể trực tiếp làm tan huyết khối.
Thứ hai, nattokinase cũng có thể hoạt hóa và chuyển hóa thành urokinase, có vai trò làm tan huyết khối gián tiếp.
Thứ ba, nattokinase thúc đẩy sản sinh plasmin từ các tế bào nội mô mạch máu, làm tan fibrin hoặc huyết khối đã hình thành.
Tóm lại, nattokinase không những có khả năng làm tan huyết khối mạnh, tốc độ làm tan huyết khối nhanh và hiệu quả kéo dài mà còn ngăn ngừa cục huyết khối tái hình thành, không để lại tác dụng phụ. Chính vì vậy, enzyme Nattokinase không chỉ được người dân Nhật Bản ưa chuộng mà còn được các nhà khoa học xem là “dưỡng chất vàng” giúp nạo vét rác thải trong lòng mạch máu.