Sa sút trí tuệ là gì? Hệ quả của việc suy giảm nhận thức ở người cao tuổi

Sa sút trí tuệ là gì và hệ quả của suy giảm nhận thức

Sa sút trí tuệ là một thuật ngữ được dùng trong bối cảnh chuẩn đoán đề cập đến sự suy giảm mất chức năng nhận thức đi kèm với một số các bệnh thoái hóa thần kinh phức tạp như chứng mất trí nhớ thể Lewy, bệnh hủy myelin hoặc Alzheimer,…

Sa sút trí tuệ là gì?

Sa sút trí tuệ là một hội chứng làm suy giảm trí nhớ, suy nghĩ, năng lực học tập, ngôn ngữ và khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày. Đôi khi chúng còn đi kèm với suy giảm chức năng kiểm soát cảm xúc, động cơ hoặc hành vi xã hội.
Chúng không phải là một phần của lão hóa bình thường và ảnh hưởng chủ yếu đến người lớn tuổi. Đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng khuyết tật và phụ thuộc ở người cao tuổi trên toàn thế giới.
Sa sút trí tuệ là kết quả của nhiều loại bệnh và ảnh hưởng chấn thương chẳng hạn như Alzheimer hoặc đột quỵ. Mức độ nghiêm trọng nhất của bệnh là làm mất trí nhớ và cản trở cuộc sống hàng ngày.
Theo ước tính, trên toàn cầu có khoảng 50 triệu người bị sa sút trí tuệ và khoảng 10 triệu trường hợp mắc mới mỗi năm. Trong đó có đến 60% người bị sa sút trí tuệ sống ở các nước có thu nhập thấp hoặc trung bình. Người ta dự đoán số lượng người mắc căn bệnh này có thể tăng lên số 82 triệu người vào năm 2030.
Sa sút trí tuệ không những tác động về thể chất, tâm lý, xã hội và kinh tế ở người bệnh mà còn ảnh hưởng đến gia đình, người chăm sóc và xã hội.

Sa sút trí tuệ gây áp lực lên người bệnh và sự chăm sóc y tế

Ánh minh họa: Sa sút trí tuệ gây áp lực lên người bệnh và sự chăm sóc y tế

Các giai đoạn và dấu hiệu của bệnh sa sút trí tuệ

Tùy theo tình trạng bệnh nhân mà chúng có thể tiến triển từ giai đoạn nhẹ đến trung bình hoặc nặng. Tổ chức thế giới (WHO) cũng chia sa sút trí tuệ thành 3 giai đoạn khác nhau để các nhà thần kinh học sử dụng chuẩn đoán. Sự đánh giá nhận thức thần kinh ở 3 mức độ nghiêm trọng và các triệu chứng của chúng được mô tả như sau:

Cấp độ 1- Sa sút trí tuệ nhẹ: thông thường giai đoạn này khởi phát từ từ và thường bị bỏ qua với các triệu chứng như hay quên, mất dấu thời gian, trở nên lạc lõng ở những nơi quen thuộc. Người bệnh vẫn có khả năng thực hiện các hoạt động quen thuộc hàng ngày và có thể sống độc lập. Tuy nhiên vẫn gặp các vấn đề khó khăn về nhận thức ví dụ khả năng giải quyết các nhu cầu, ghi nhớ nơi có tài sản được cất gần đây, thời gian hay địa điểm của các cuộc hẹn,…

Cấp độ 2 – Sa sút trí tuệ mức trung bình: người bệnh ở giai đoạn này mất khả năng sống độc lập và việc mất trí nhớ cũng trở nên nghiêm trọng hơn. Những thói quen quen thuộc nhất vẫn có thể được giữ lại. Thông tin mới được lưu trữ trong thời gian ngắn, đôi khi chỉ nhớ được vài giây. Trải qua thay đổi hành vi, đi lang thang hoặc hỏi lặp đi lặp lại, không nhớ được thông tin về người thân, nơi ở, các hoạt động vừa thực hiện,…

Cấp độ 3 – Sa sút trí tuệ trầm trọng: không nhớ thời gian, địa điểm, mất trí nhớ và cả lời nói, không nhớ bất cứ thông tin mới lạ nào, hầu hết các thông tin biết trước đây đều đã lãng quên, không thể nhận ra người của gia đình kể cả các thành viên thân thiết. Phụ thuộc hầu hết vào người chăm sóc hoặc gia đình, không có năng lực tự chăm sóc bản thân.
Tuy nhiên ở những người khác nhau thì diễn tiến của bệnh cũng khác nhau. Có nhiều người sa sút trí tuệ nhưng vẫn có thể sống tự chủ độc lập tốt, số người khác lại chịu ảnh hưởng nặng nề. Nguyên nhân của sự khác biệt này vẫn còn là một ẩn số đối với các nhà khoa học.

Sa sút trí tuệ độ 3 có thể khiến người bệnh quên mất thời gian và địa điểm

Ánh minh họa: Sa sút trí tuệ độ 3 có thể khiến người bệnh quên mất thời gian và địa điểm

Các dạng sa sút trí tuệ phổ biến

Có nhiều dạng sa sút trí tuệ khác nhau nhưng Alzheimer là dạng phổ biến nhất và chiếm đến 60 -70% các trường hợp.
Một số dạng sa sút trí tuệ khác bao gồm sa sút trí tuệ thể Lewy bởi sự tập hợp protein bất thường phát triển bên trong các tế bào thần kinh, sa sút trí tuệ mạch não, sa sút trí tuệ tiền đình thái dương do thoái hóa thùy trán não. Thông thường không có ranh giới rõ ràng của các dạng này mà chúng tồn tại ở dạng sa sút trí tuệ hỗn hợp.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến sa sút trí tuệ

Tuổi tác chính là yếu tố nguy cơ cao nhất của chứng sa sút trí tuệ nhưng nó không phải là hệ quả của quá trình lão hóa tất yếu. Hơn nữa sa sút trí tuệ cũng khởi phát ở những người trẻ tuổi với các triệu chứng xuất hiện trước tuổi 65.
Các yếu tố nguy cơ khác cũng ảnh hưởng đến sự suy giảm trí nhớ như: căng thẳng, lo âu, trầm cảm, sự cô lập xã hội hoặc lười hoạt động nhận thức.
Các nghiên cứu cho thấy việc tập thể dục thường xuyên, không hút thuốc, không sử dụng nhiều bia rượu, kiểm soát cân năng, ăn uống lành mạnh và duy trì huyết áp, lượng đường cùng mỡ trong máu không những giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn có lợi cho việc giảm nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ.

Hệ quả của sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ mang lại áp lực to lớn cho bệnh nhân, gia đình và cả những người chăm sóc họ cả về thể chất, tinh thần lẫn tài chính. Để chăm sóc người bị sa sút trí tuệ những người trong gia đình có thể phải bỏ việc hoặc làm công việc ít thu nhập hơn.

Các chi phí y tế trực tiếp và chi phí xã hội cho những người bị sa sút trí tuệ cũng tác động tới kinh tế và xã hội. Trong năm 2010, tổng chi phí xã hội toàn cầu của chứng mất trí được ước tính là 604 tỷ đô la Mỹ.

Việc thiếu thông tin và hiểu biết về chứng sa sút trí tuệ khiến người bị sa sút trí tuệ bị cô lập, kỳ thị và từ chối các quyền, tự do và vấn đề xã hội. Thậm chí các hạn chế cá nhân về mặt vật lý và hóa học thường được sử dụng trong các gia đình hoặc cơ sở chăm sóc người cao tuổi.

Phải làm gì nếu nghi ngờ người thân bị sa sút trí tuệ?

Sự quan tâm và chia sẻ từ gia đình giúp người bệnh cải thiện tốt

Ánh minh họa:Sự quan tâm và chia sẻ từ gia đình giúp người bệnh cải thiện tốt

Thảo luận với gia đình và kiểm tra sức khỏe y tế là một trong những việc đầu tiên nên thực hiện nếu người nghi bệnh có những thay đổi liên quan đến vấn đề trí nhớ và chức năng nhận thức. Thăm khám sức khỏe càng sớm càng tốt để tăng khả năng điều trị hoặc làm chậm quá trình diễn biến bệnh.

Tích cực hỗ trợ người bị nghi ngờ sa sút trí tuệ, tạo cảm giác thoải mái, thư giãn và tâm sự, chia sẻ cùng họ. Việc quan tâm và chăm sóc của gia đình, bạn bè cũng là một trong những giải pháp tốt để người sa sút trí tuệ có thể cải thiện và hòa nhập với xã hội.