Cholesterol cao là gì? Nên làm gì khi cholesterol tăng cao?

Nên làm gì khi cholesterol cao?

Nồng độ cholesterol cao chính là một trong những nguyên nhân ra ra xơ vữa động mạch. Nếu các mạch máu này liên quan đến não hoặc tim, nó có thể là nguyên nhân gây ra đột tử ở người.

Cholesterol là gì? Như thế nào gọi là cholesterol cao?

Cholesterol là một loại lipid (chất béo) không tan hoặc rất ít tan trong nước, có vai trò quan trọng trong việc hình thành nên màng tế bào, lànguyên liệu để tổng hợp acid mật, sản sinh hormone và hàng loạt tác dụng sinh lý trong cơ thể. Cholesterol được sản xuất từ gan (cơ chế tự tổng hợp trong cơ thể con người, chiếm khoảng 70-80%) hoặc hấp thụ từ thức ăn.

Có thể thấy cholesterol không phải là một thứ xấu vì rất nhiều mô và cơ quan cần sử dụng cholesterol để thực hiện chức năng của mình. Do vậy cơ thể luôn thu nhận hoặc sản xuất cholesterol một cách cân bằng để duy trì sức khỏe của cơ thể. Tuy nhiên, nếu hàm lượng cholesterol trong máu cao sẽ gây ra bệnh mỡ máu và bệnh mạch vành, điều này là yếu tố gây hại.

 

Thực tế có 2 loại cholesterol trong cơ thể và người ta cũng căn cứ vào nó để chia thành “cholesterol tốt” chiếm khoảng 25 -30% và “cholesterol xấu” chiếm khoảng 70- 75%. Mức độ cholesterol xấu (cholesterol LDL) càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh xơ vữa động mạch, tim mạch và mạch máu não càng nhiều. Trong khi đó cholesterol tốt (Cholesterol HDL) tăng không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và mạch máu não, ngược lại còn giúp mang cholesterol LDL ra khỏi động mạch trở về gan và giúp nó đào thải ra khỏi cơ thể. Khi gan sản xuất quá nhiều cholesterol, sự tiêu thụ cholesterol tại tế bào và các mô bị giảm hoặc quá trình vận chuyển không hiệu quả khiến cholesterol tăng cao trong máu.

Thông thường khi xét nghiệm sẽ không phân biệt 2 loại cholesterol này mà thường được đo chung với nhau nên được gọi là cholesterol toàn phần. Nếu cholesterol toàn phần có chỉ số <5,1 mmol/L là trạng thái cơ thể bình thường, từ 5,1 – 6,2 mmol/L là cần chú ý về sức khỏe và >6,2 mmol/L là cholesterol cao.

Tăng cholesterol sẽ dẫn đến nguy hiểm như thế nào?

Cholesterol tăng thì độ nhớt máu cũng tăng, mỡ máu sẽ dễ bị lắng đọng trên thành mạch máu, hình thành các mảng xơ vữa và gây xơ vữa động mạch. Các mảng này sẽ càng to dần, lâu ngày làm thu hẹp lòng mạch hoặc tắc nghẽn mạch máu. Máu lưu thông không được thông suốt sẽ gây ra tình trạng thiếu máu, nếu mảng xơ vữa bong tróc hình thành huyết khối còn có thể gây thuyên tắc phổi, tắc mạch não gây nguy hiểm đến mạng sống.

Nguyên nhân tăng cholesterol trong máu

Như đã đề cập, 70% cholesterol được tổng hợp từ các mô như gan, khoảng 30% còn lại là từ thực phẩm sử dụng. Do vậy những chuyển hóa lipid bất thường trong quá trình tổng hợp, phân hủy, tiêu thụ và vận chuyển lipid chính là nguyên nhân chính gây tăng cholesterol. Nhất là ở những người bệnh tiểu đường, bệnh gan, thận, tuyến tụy, béo phì và các bệnh liên quan khác.Ngoài ra thói quen ăn uống xấu như thích ăn nhiều dầu mỡ, thịt, ăn thức ăn có hàm lượng cholesterol cao cũng có thể dẫn đến tăng cholesterol. Việc lười vận động, thừa cân, làm việc căng thẳng, yếu tố di truyền,… cũng làm tăng nguy cơ nồng độ cholesterol cao.

Béo phì là một trong các nguyên nhân gây cholesterol cao

Nên làm gì nếu cholesterol cao?

1. Loại bỏ các nguyên nhân có thể thay đổi được

Điều chỉnh chế độ ăn uống, giảm ăn các loại thức ăn có hàm lượng calo, cholesterol cao, axit béo bão hòa, thức ăn nhanh. Giảm đường, muối, các loại thịt mỡ và thức ăn chế biến sẵn,..
Tập thể dục cường độ phù hợp, nên duy trì chế độ luyện tập thường xuyên.
Duy trì cân nặng hợp lý, nên giảm cân nếu có dấu hiệu béo phì.
Sử dụng các loại thực thẩm giàu HDL cholesterol (cholesterol tốt) để tăng cường khả năng làm sạch mạch máu như: các loại hạt, yến mạch, đậu phụ, dầu oliu, trà,..
Ăn nhiều trái cây, rau xanh để tăng cường bổ sung chất xơ.

Luyện tập thể dục thể thao có thể giảm nguy cơ tăng cholesterol

2. Điều trị tích cực theo chỉ dẫn

Trên lâm sàng nhiều loại thuốc thường được dùng để làm hạn cholesterol như statin. Đây là lựa chọn phổ biến hiện nay để hạ mỡ máu. Tuy nhiên chúng có nhiều tác dụng phụ và cần tuân thủ cẩn thận theo chỉ dẫn của bác sĩ. Coenzyme Q10 cũng là một trong những lựa chọn tốt để làm dịu triệu chứng không mong muốn của thuốc statin.
Điều trị các bệnh nguyên phát làm rối loạn chuyển hóa như bệnh tiểu đường, bệnh thận, bệnh gan, bệnh tuyến tụy,…
Điều trị các bệnh thứ phát như gan nhiễm mỡ, bệnh mạch vành,… và điều trị theo triệu chứng. Bên cạnh đó để tăng cường sức khỏe, bạn có thể kết hợp với việc sử dụng ghế massage, máy chạy bộ hoặc xe đạp tập thể dục để có hiệu quả tối đa.