Tim mạch là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Hàng năm, trên thế giới có khoảng 20 triệu người tử vong do bệnh tim mạch và tăng huyết áp. Trong khi đó, ở Việt Nam con số này là hơn 200.000 trường hợp.
Bệnh tim mạch bao gồm các bệnh như rối loạn nhịp tim, suy tim, nhồi máu cơ tim, mạch máu bị thu hẹp, tắc nghẽn như bệnh mạch vành… Đây là các bệnh lý thường gặp ở tim, thuộc nhóm bệnh không lây nhiễm nhưng đe dọa trực tiếp đến mạng sống của con người.
TỶ LỆ BỆNH TIM MẠCH TẠI VIỆT NAM
Ước tính có khoảng 25% dân số Việt Nam mắc bệnh về tim mạch và tăng huyết áp (theo thống kê Bộ y tế Việt Nam). Trong đó, gần 60% người mắc bệnh tăng huyết áp chưa được phát hiện và trên 80% chưa được điều trị. Trong khi tăng huyết áp lại là tác nhân hàng đầu gây suy tim và đột quỵ với số liệu tử vong lên đến hàng triệu người mỗi năm. Điều này cho thấy nhiều người còn nhiều người thờ ơ, chủ quan với sức khỏe tim mạch của chính mình.
ĐỐI TƯỢNG CÓ NGUY CƠ MẮC BỆNH TIM MẠCH
Năm 2019, Hướng dẫn của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (ESC, European Society of Cardiology) về chẩn đoán và điều trị hội chứng mạch vành mãn tính (CCS) chỉ ra rằng hầu hết các bệnh tim mạch khởi phát sớm có liên quan đến lối sống như thói quen sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, ít tập thể dục, và mất cân bằng chế độ dinh dưỡng.
Người thừa cân, béo phì, huyết áp hoặc cholesterol cao, đái tháo đường, cũng là những đối tượng nguy cơ hàng đầu về bệnh tim mạch.
Tuổi tác càng cao đồng nghĩa với nguy cơ mắc hoặc khởi phát các bệnh tim mạch càng nhiều.
Phụ nữ giai đoạn mang thai hoặc người thường xuyên ngồi ở một vị trí cố định trong thời gian dài, ít vận động như những người làm văn phòng cũng làm tăng cao khả năng mắc các bệnh tim mạch.
Hình ảnh: Bệnh lý liên quan đến tim mạch theo độ tuổi
DẤU HIỆU CỦA BỆNH TIM MẠCH
Các triệu chứng của bệnh tim mạch ở nam và nữ có thể khác nhau. Nhưng thường có điểm tương đồng như: khó thở, dễ bị hụt hơi, nhịp tim nhanh chậm bất thường. Cảm thấy cơ thể suy nhược, mệt mỏi, thường đau thắt ngực, hay chóng mặt, dễ ngất xĩu, sưng bàn chân hoặc mắt cá chân…
Bệnh tim mạch khó phát hiện nếu không để ý các dấu hiệu hoặc được theo dõi chuẩn đoán thường xuyên. Từ đó dễ dẫn đến việc phát hiện và điều trị muộn, tăng nguy cơ tử vong ở người bệnh
COQ10 TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA VÀ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ TIM MẠCH
CoQ10 hay còn gọi là Coenzyme Q10 là một loại dẫn chất ubiquinone, có trong thực vật, động vật và tế bào cơ thể con người. Qua quá trình tiêu thụ thức ăn, CoQ10 được cơ thể tổng hợp và sử dụng. Một số thực phẩm giàu Co
Thông qua các nghiên cứu thử nghiệm, người ta nhận thấy hàm lượng CoQ10 thấp chính là một trong các nhân tố gây nên bệnh tim mạch. Và hàm lượng CoQ10 ở người bị bệnh tim ít hơn 25% so với những người bình thường. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi hàng loạt nghiên cứu chỉ ra những lợi ích của CoQ10 đối với tim mạch như:
- Bảo vệ màng lipid khỏi bị tổn thương do oxy hóa tế bào, giúp bảo vệ tốt tế bào cơ tim
- Cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho tim, tăng cường năng lượng và tăng tốc độ phục hồi sau khi tập thể dục, giúp tim hoạt động trơn tru và bề bỉ.
- Mang đến kết quả khả quan khi được ứng dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh suy tim
- Làm giảm cholesterol, chống đông máu (huyết khối), giảm nguy cơ bệnh lý về tim mạch và tăng huyết áp.
- Ngoài ra nó còn dùng để giúp giảm bớt ảnh hưởng của một số loại thuốc đối với tim, cơ và các cơ quan khác.
Hiện nay, CoQ10 còn được bổ sung dễ dàng bằng cách sử dụng các chế phẩm dạng uống. Tiện dụng cho việc mang theo và quản lý sức khỏe hàng ngày, thích hợp cho những người có chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp hoặc công việc bận rộn.
Hình ảnh: Viên uống CoQ10 Mamori giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch
LỜI KẾT
Bệnh tim mạch nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, nghiêm trọng khác như nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…dễ dẫn tới tử vong. Vì vậy hãy thường xuyên kiểm tra định kỳ, theo dõi các dấu hiệu bất thường để phát hiện và điều trị sớm. Thiết lập lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý và bổ sung đầy đủ hàm lượng CoQ10 để nâng cao sức khỏe và phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch hiệu quả.