Làm thế nào để cải thiện tình trạng khó ngủ ở người cao tuổi?

Làm thế nào để cải thiện tình trạng khó ngủ của người cao tuổii

 

Chất lượng giấc ngủ kém, khó ngủ, mất ngủ là một trong các yếu tố nguy cơ có thể làm suy giảm nhận thức và sức khỏe thể chất ở người lớn tuổi. Để cải thiện tình trạng khó ngủ ở người cao tuổi, hãy áp dụng những phương pháp này.

Tại sao người cao tuổi thường bị khó ngủ?

Ngủ là cơ chế nghỉ ngơi cần thiết của cơ thể con người. Nhưng theo tuổi tác, chất lượng giấc ngủ dần bị suy giảm và thời gian ngủ cũng ngày càng rút ngắn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những khó khăn gặp phải vì giấc ngủ đang trở thành vấn đề quan trọng trong xã hội. Nhất là có đến hơn một nửa số người cao tuổi cảm thấy khó ngủ hoặc mất ngủ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng khó ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ ở người lớn tuổi.

Đầu tiên, yếu tố tuổi tác khiến các cơ quan của người cao tuổi rơi vào tình trạng lão hóa. Các chức năng ở vỏ não giảm, quá trình trao đổi chất chậm lại và giảm tiết melatonin, một hormone chi phối sự thức-ngủ của cơ thể. Nồng độ melatonin càng giảm đi thì thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ của người cao tuổi càng bị giảm sút. Việc người cao tuổi có các bệnh lý tiềm ẩn gây các cơn đau như bệnh tim mạch, huyết áp, viêm khớp, rối loạn cơ xương, tiểu đường, bệnh thận, rối loạn thần kinh, bệnh hô hấp,.. cũng liên quan đến vấn đề giấc ngủ. Ngoài ra, áp lực tâm lý hoặc trạng thái tinh thần căng thẳng, phấn khích quá độ, trầm cảm,.. có thể làm người lớn tuổi khó đi vào giấc ngủ hơn.

Những dấu hiệu cho thấy người cao tuổi cần cải thiện giấc ngủ

1. Khó đi vào giấc ngủ

Mặc dù một số người cao tuổi dành nhiều thời gian ở trên giường ( từ 30 phút đến hơn 1 giờ), nhưng vẫn có trường hợp không thể đi vào giấc ngủ. Việc cố gắng để ngủ với đầu óc tỉnh táo khiến họ trằn trọc và có nhiều suy nghĩ lo lắng. Điều này trở thành một vòng luẩn quẩn khiến người cao tuổi khó ngủ và có thể xảy ra liên tiếp trong nhiều ngày. Cải thiện tình trạng khó ngủ ở người cao tuổi có thể mang đến đến giấc ngủ nhanh chóng và hạn chế việc mất ngủ.

Người cao tuổi dễ khó ngủ về đêm

Ảnh minh họa: Người cao tuổi khó ngủ về đêm

2. Gián đoạn giấc ngủ

Người cao tuổi thường ngủ rất nông và dễ thức giấc vào ban đêm. Họ dễ dàng bị đánh thức bởi một cơn ác mộng hoặc âm thanh nhỏ. Đôi khi người cao tuổi có thể thức dậy nhiều lần trong một đêm mà không thể chìm vào giấc ngủ sâu, khiến cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ.

3. Mơ liên tục

Tiến sĩ Peter Hauri thuộc Hiệp hội rối loạn giấc ngủ Hoa Kỳ nói rằng, trên thực tế, khoa học não bộ và y học giấc ngủ đã chỉ ra chúng ta có thể mơ mỗi ngày khi ngủ. Nhưng bạn không nhất thiết cảm thấy, nhớ đến hoặc chỉ nhớ rời rạc về chúng khi thức dậy vào buổi sáng. Tuy nhiên, một số người dễ nhận thấy rằng họ đang mơ, và thậm chí cảm thấy kiệt sức khi thức dậy vì không thể ngủ ngon do mơ liên tục hoặc gặp ác mộng.

4. Rối loạn chu kỳ thức ngủ

Thông thường, chúng ta hoạt động vào ban ngày và ngủ vào ban đêm. Nhưng ở người lớn tuổi, nhịp ngủ sinh học của họ có thể bị gián đoạn khiến ngày và đêm bị đảo lộn. Họ cảm thấy buồn ngủ, ngủ gật vào ban ngày nhưng không thể đi vào giấc ngủ khi đêm đến.

5. Thức đêm

Không thể ngủ vào ban đêm sẽ khiến người cao tuổi cảm thấy trằn trọc, mệt mỏi, giảm hiệu suất công việc và suy giảm trí nhớ.
Cải thiện tình trạng khó ngủ ở người cao tuổi như thế nào?
Một giấc ngủ ngon và chất lượng cao chính là sự đảm bảo cho sức khỏe của người cao tuổi. Tình trạng khó ngủ kéo dài có thể dẫn đến sự suy giảm khả năng miễn dịch, sinh ra các bệnh lý hoặc làm nặng thêm các bệnh tiềm ẩn ban đầu.

Nhanh chóng điều chỉnh chất lượng giấc ngủ ở người cao tuổi bằng những cách sau:

1. Tạo môi trường ngủ tốt cho người cao tuổi khó ngủ

Môi trường ngủ thoái mái với nhiệt độ độ ẩm thích hợp, phòng ngủ được vệ sinh sạch sẽ, không khí thông thoáng sẽ góp phần cải thiện tình trạng khó ngủ ở người cao tuổi. Nên giữ yên tĩnh vào ban đêm, hạn chế tiếng động và ánh sáng mờ hoặc tối để tạo không khí thích hợp cho giấc ngủ. Giường ngủ thoải mái với gối và nệm có độ đàn hồi phù hợp cũng góp phần giảm bớt việc đau nhức ở người lớn tuổi và tạo điều kiện cho một giấc ngủ ngon.

2. Điều chỉnh tâm lý trước khi đi ngủ

Người cao tuổi thường khó ngủ hoặc không thể ngủ được nếu tâm trạng thay đổi thất thường. Vì vậy, việc lắng nghe và chia sẻ các vấn đề của người cao tuổi có thể cải thiện tâm lý của họ. Trút bỏ những cảm xúc tiêu cực giúp họ bình tĩnh, thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Yếu tố tâm lý thoải mái có thể giúp người cao tuổi dễ ngủ

Ảnh minh họa: Yếu tố tâm lý thoải mái có thể giúp cải thiện tình trạng khó ngủ ở người cao tuổi

3. Cải thiện trình trạng khó ngủ bằng cách ổn định thể chất

Triệu chứng mất ngủ, khó ngủ liên quan nhiều đến các đặc điểm thể chất. Giải quyết các bệnh lý tiềm ẩn khác là một trong những phương pháp tốt để cải thiện tình trạng khó ngủ của cơ thể. Nhất là các bệnh lý nền ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ như viêm xương khớp, hô hấp và tiết niệu.

 4. Sửa những thói quen xấu đối với giấc ngủ

Một số thói quen xấu có thể gây bất lợi cho giấc ngủ của người cao tuổi như ăn quá no hoặc để quá đói trước khi đi ngủ. Uống nhiều nước vào buổi tối có thể làm tăng số lần tiểu đêm, khiến giấc ngủ bị gián đoạn. Đặc biệt, nên hạn chế cho người cao tuổi sử dụng những chất kích thích bất lợi cho giấc ngủ như trà và cà phê vào buổi chiều tối.
Nên rút ngắn thời gian ngủ trưa vào ban ngày (tốt nhất là 30 phút), để người cao tuổi tắm hoặc ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ 1 giờ để cơ thể được thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ ngon. 
Ngoài ra, có thể sử dụng viên hỗ trợ giấc ngủ để cải thiện tình trạng khó ngủ ở người cao tuổi một cách dễ dàng. Tuy nhiên nên thăm hỏi ý kiến của các chuyên gia để lựa chọn sản phẩm chất lượng, phù hợp và mang lại hiệu quả tối ưu.

Viên uống cải thiện tình trạng khó ngủ ở người cao tuổi Mamori Glycine ltheanine